Vắc-xin và điều trị Thông tin sai lệch về COVID-19

Vắc-xin

Có những thuyết âm mưu cho rằng loại virus này đã được biết và đã có vắc-xin. PolitifactFactcheck.org đều khẳng định rằng hiện không có vắc-xin nào cho COVID-19. Bằng sáng chế được trích dẫn trong nhiều bài đăng mạng xã hội chỉ là những bằng sáng chế đã có cho trình tự chuỗi DNA và vắc-xin cho những chủng khác của virus corona như SARS-CoV.[3][39] WHO báo cáo vào ngày 5 tháng 2 năm 2020 rằng không có biện pháp chữa trị nào hữu hiệu được biết;[40] bao gồm kháng sinhthảo dược.[41]

Y học cổ truyền

Trong một thông báo được đưa ra ngày 27 tháng 1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị dịch bệnh.[42] Ngày 31 tháng 1, hãng thông tấn Tân Hoa xã báo cáo rằng Viện Dược vật học Thượng Hải và Viện Virus học Vũ Hán phát hiện rằng thuốc Song Hoàng Liên (Shuanghuanglian), có khả năng "ức chế" chủng virus corona mới, và sẽ được thử nghiệm lâm sàng tại Trung tâm Lâm sàng Y tế Công cộng Thượng Hải và Bệnh viện Đồng Tế tại thành phố Vũ Hán.[43][44] Sau khi những khẳng định tương tự lan truyền trên các trang mạng xã hội như Weibo, WeChat và Facebook,[44] khiến nhiều người đổ xô đi mua Song Hoàng Liên, dẫn đến tình trạng cháy hàng tại hầu hết các tiệm thuốc và trang thương mại điện tử.[44]

Sau đó, nhiều người, bao gồm các chuyên gia y tế đã bày tỏ sự hoài nghi về tác dụng của loại thuốc này.[42] Ngày 1 tháng 2, tờ Nhân Dân Nhật báo cảnh báo rằng "ức chế không có nghĩa là phòng chống và chữa trị", đồng thời khuyến cáo người dân không ồ ạt mua và uống Song Hoàng Liên mà không có chỉ định của bác sĩ. Trong một buổi họp báo ngày 4 tháng 2, chuyên gia của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Trương Bá Lễ nói rằng cho đến khi có bằng chứng lâm sàng, vẫn chưa thể chắc chắn Song Hoàng Liên có thể phòng ngừa hay chữa bệnh. Ông cũng khuyến nghị người không nhiễm bệnh không dùng Song Hoàng Liên, do có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa, phát ban hay tiêu chảy.[44]

Biện pháp khác

Một số người ủng hộ QAnon và người chống vắc-xin đã đề xuất súc miệng bằng "Dung dịch Chất khoáng Thần kỳ" (MMS) là một cách để phòng ngừa hoặc chữa trị căn bệnh này. MMS thực chất là một chất tẩy rửa công nghiệp.[45]

Đề kháng châu Phi

Từ ngày 11 tháng 2, nhiều bài đăng lan truyền qua Facebook cho rằng một sinh viên người Cameroon tại Trung Quốc đã hoàn toàn chữa khỏi virus do gen gốc Phi của anh. Tuy đúng là một sinh viên đã được chữa khỏi, các nguồn thông tin khác cũng nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy người châu Phi có sức đề kháng chống lại virus cao hơn và nói những phát biển như thế là thông tin sai sự thật.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thông tin sai lệch về COVID-19 //doi.org/10.1016%2Fs0140-6736(20)30418-9 //www.worldcat.org/issn/0140-6736 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.news.com.au/lifestyle/food/food-warnin... https://www.cbc.ca/news/canada/manitoba/china-coro... https://factcheck.afp.com/black-people-arent-more-... https://factcheck.afp.com/medical-doctors-challeng... https://www.aljazeera.com/amp/news/2020/02/dispell... https://www.bbc.com/news/blogs-trending-51271037 https://www.bbc.com/zhongwen/simp/chinese-news-513...